Thông tin chung

Thông tin chung

Thông tin chung

Thông tin chung

Quá trình hình thành và phát triển

Khoa Du lịch trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiền thân là khoa Sư phạm kỹ thuật, được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 2000 theo quyết định số 377 QĐ/TC-HC của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, nay là trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kể từ đây, khoa trở thành một trong những đơn vị đào tạo quan trọng, song hành đi lên cùng những đổi thay của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Từ năm 2000 - 2008, Khoa mang tên Sư phạm kỹ thuật, đào tạo ba chuyên ngành hệ Cao đẳng, bao gồm: Sư phạm Tin; Sư phạm Điện - Điện tử; Sư phạm Cơ khí.

Năm 2008, khi nhu cầu giáo viên trở nên ổn định, nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa đã mạnh dạn chuyển hướng sang đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho lĩnh vực du lịch, khách sạn. Cũng từ đây khoa Sư phạm kỹ thuật được đổi tên thành khoa Sư phạm - Du lịch.

Trước sự thay đổi của thực tiễn, ngày 1 tháng 7 năm 2014 Khoa được Hiệu trưởng Nhà trường đồng ý ký Quyết định số 1169/QĐ-ĐHCN đổi tên Khoa thành khoa Du lịch - Sư phạm.

Theo Quyết định số 1622/QĐ-ĐHCN ngày 25 tháng 12 năm 2015, Khoa được đổi tên thành Khoa Du lịch.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, khoa Du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với những bước phát triển nhanh chóng và thay đổi đáng kể. Số lượng sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm có tỷ lệ việc làm trên 90%.

Hiện nay, khoa Du lịch đào tạo chính qui 03 ngành: Du lịch; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và Quản trị khách sạn.

Các hoạt động

+ Đào tạo theo hướng mở, đáp ứng nhu cầu của xã hội(Đào tạo kết hợp thực tập, thực tế ngoài doanh nghiệp).

Đào tạo chú trọng thực hành, thực tế, thực tập ngoài doanh nghiệp đã trở thành tiêu chí hết sức quan trọng. Khoa luôn chú trọng xây dựng chương trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị cho Sinh viên vừa có kiến thức lý thuyết chuyên sâu vừa có kỹ năng nghề nghiệp. Hàng năm, Khoa còn chủ động hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đưa sinh viên đi thực hành, thực tế, thực tập, giúp sinh viên vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn và dần tích lũy kinh nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng mềm, tư duy quản lý... Nhờ đó, hầu hết sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm theo đúng chuyên môn được học, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và tuyển dụng ngay khi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp...

+ Nghiên cứu khoa học

Khoa Du lịch đã chủ trì và phối hợp các đơn vị thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, đề án cấp trường được Hội đồng đánh giá cao, các Hội thảo Quốc tế… góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường.

+ Chuyển giao công nghệ, đào tạo ngắn hạn

Ngoài nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa còn luôn thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dường cấp chứng chỉ hành nghề như;

  • Chứng chỉ “Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Nội địa và Quốc tế)”
  • Chứng chỉ “Nghiệp vụ điều hành du lịch (Nội địa và Quốc tế)”
  • Chứng chỉ “Nghiệp vụ Sư phạm dạy nghề”
  • chứng chỉ “Nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên Cao đẳng và Đại học”
  • Các chứng chỉ môn học Bar; Nhà hàng; Nghiệp vụ lễ tân; Giao tiếp trong du lịch

+ Thi giảng viên giỏi, sinh viên giỏi

Là đơn vị dẫn đầu của nhà trường trong các phong trào, nhiều năm qua cán bộ giáo viên của khoa tích cực tham gia các hội thi giảng viên giỏi các cấp và đạt nhiều kết quả cao.

Ngoài ra, Khoa còn chủ động tổ chức các cuộc thi về chuyên môn như: Hội thi nghiệp vụ Bar- Nhà hàng; Nghiệp vụ Lễ tân giỏi; Nghiệp vụ Buồng; Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch… nhằm tạo sân chơi và là nơi giao lưu, kết nối, chia sẻ giữa Khoa với các doanh nghiệp.

+ Văn hóa - văn nghệ, thể thao

Nhằm mục đích tạo sân chơi bổ ích cho học viên-sinh viên và tạo các cơ hội tham gia giao lưu học hỏi cho cán bộ giáo viên trong khoa. Hàng năm, Khoa luôn chỉ đạo Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động và tích cực tham gia các hoạt động do Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức: tham gia giải nữ sinh thanh lịch; giải bóng chuyền cán bộ giáo viên và học sinh-sinh viên; giải bóng đá cán bộ giáo viên, giải bóng đá sinh viên nam, giải bóng đá sinh viên nữ; các hội diễn văn nghệ quần chúng, tham gia thi giọng hát hay học sinh-sinh viên... Các hoạt động khoa luôn đạt vị trí cao trong toàn trường.

Các thành tích đạt được

- Tập thể Khoa:Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.

- Chi Bộ: Nhiều năm liền được đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu

- Công Đoàn:Nhiều năm đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

- Đoàn thanh niên:Nhiều năm đại danh hiệu Liên chi đoàn tiêu biểu xuất sắc.

Phần thưởng cao quý

Những cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể Khoa Du lịch đã được Đảng bộ, Ban giám hiệu Nhà trường ghi nhận. Trong những năm qua, Chi bộ, tập thể khoa, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công và nhiều cá nhân trong Khoa đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp.

Năm học 2013-2014, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương

Năm học 2013-2014 : Bằng khen của Công đoàn Công thương Việt Nam.

Năm học 2014-2015: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương

Năm học 2015-2016: Bằng khen của Công Đoàng Công thương Việt Nam

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội

Định hướng phát triển trong tương lai

Theo chiến lược tầm nhìn đến năm 2020, Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ trở thành cơ sở giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trường đại học trên thế giới. Điều này cũng khẳng định rằng trong tương lai không xa Khoa Du lịch trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng sẽ bước lên một tầm cao mới, vượt qua những khó khăn trở thành một trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực Du lịch và Dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu hội nhập ngày càng sau, rộng của Đất nước

Để đạt được điều đó, Ban chủ nhiệm khoa đã đề ra các định hướng sau:

- Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên trong khoa có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng thực hành tốt, kỹ năng nghề nghiệp tốt, có kỹ năng NCKH và CGCN trong lĩnh vực Du lịch;

- Đẩy mạnh ứng dụng ICT (phần mềm quản lý phục vụ dạy và học); Virtual Reality – VR; Augmented Reality – AR vào trong hoạt động dạy-học;

- Thường xuyên đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo, chú trọng đến các kỹ năng hội nhập cho sinh viên (như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; kỹ năng làm việc nhóm; tư duy độc lập, tư duy phản biện…), mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập;

- Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế và hợp tác doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch phục vụ tốt mục tiêu đào tạo.