1. Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh Du lịch
1.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, nghiên cứu phát triển hoạt động kinh doanh du lịch-khách sạn trong và ngoài nước.
- Tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học từng môn chuyên ngành, nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh du lịch; nghiên cứu về cung, cầu, đề ra các chính sách hoạch định và phát triển ngành du lịch trong xu thế hội nhập quốc tế.
- Lập và thẩm định các dự án đầu tư hay quyết định tài trợ dự án.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành tư duy sáng tạo.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt ( bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh)
- Sử dụng thành thạo phần mềm quản lý, điều hành Khách sạn, Resort, Nhà hang
- Có kỹ năng tư vấn, đàm phán, thuyết trình,làm việc theo nhóm, làm việc độc lập tốt.
1.2. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Cán bộ, nhân viên các bộ phận trong doanh nghiệp du lịch (công ty/doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort, công ty tổ chức sự kiện, hãng lữ hành, hãng hàng không, hãng vận chuyển, khu du lịch, khu vui chơi giải trí liên hợp…)
- Cán bộ cơ quan quản lý du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý du lịch).
- Giảng dạy chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo về du lịch.
1.3. Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp
- Quản lý điều hành công ty du lịch, công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện, khu resort...
- Trở thành viên chức, công chức Nhà nước
- Học tiếp lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sỹ
1.4. Tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành 95% .
1.5. Mức lương đạt được
Mức lương từ 3 triệu - 15 triệu đồng.
2. Cử nhân ngành Việt Nam học (Chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch)
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng tổ chức, thực hiện hoạt động hướng dẫn tham quan theo các tuyến, điểm và các khu (trung tâm) du lịch.
- Thiết kế được các loại sản phẩm tour theo hướng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động lữ hành.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động hướng dẫn tham quan, đúc kết kinh nghiệm để hình thành tư duy sáng tạo.
- Có kỹ năng giao tiếp và thuyết minh bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo phần mềm quản lý điều hành Tour
- Có kỹ năng tư vấn, đàm phán, thuyết trình,làm việc theo nhóm, làm việc độc lập tốt.
2.2. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) trở thành Hướng dẫn viên ngành Du lịch
- Làm việc trong các công ty lữ hành, công ty du lịch, tập đoàn khách sạn, resort, khu du lịch, các công ty tổ chức sự kiện
- Làm việc trong cơ quan nhà nước quản lý về du lịch như: Bộ Văn hóa, Thề thao và Du lịch; Sở Văn hóa Thể thao và du lịch
- Nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực du lịch, văn hóa trong các viện nghiên cứu và nhà trường.
- Cán bộ trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại.
- Nhận viên các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước.
2.3. Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp
- Quản lý điều hành công ty du lịch, công ty lữ hành, công ty tổ chức sự kiện, khu resort...
- Trở thành viên chức, công chức Nhà nước
- Học tiếp lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sỹ
2.4. Tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành 95% .
2.5. Mức lương đạt được
Mức lương từ 3 triệu - 15 triệu đồng.
3. Cử nhân ngành Quản trị văn phòng
3.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Thu thập, xử lý, tổng hợp, quản lý thông tin phục vụ lãnh đạo và các hoạt động của cơ quan
- Xây dựng được kế hoạch, chương trình, lịch công tác và tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các chuyến đi công tác của nhân viên và lãnh đạo cơ quan
- Làm được các nghiệp vụ lế tân tại công sở; nghiệp vụ thư ký cho các tổ chức, cá nhân.
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản; tổ chức, quản lý và giải quyết văn bản; lập hồ sơ và quản lý con dấu của cơ quan; phân loại tài liệu, xác định giá trị tài liệu, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
- Kỹ năng tổ chức, quản lý nhân sự
- Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công viêc, nguồn lực trong văn phòng
- Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng thuyết trình; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm,
- Kỹ năng tổ chức các sự kiện: tổ chức các họat động tiếp khách, đãi khách, tổ chức hội họp, hội thảo trong văn phòng
- Kỹ năng quan hệ công chúng, truyền thông
- Kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo.
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng và các phần mềm trong quản lý.
3.2. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào ngành Quản trị văn phòng, người học có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp sau:
- Làm việc tại văn phòng các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, các tập đoàn thuộc mọi thành phần kinh tế với chức danh viên chức, nhân viên hành chính văn phòng, thư ký...
- Tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp: Văn phòng các Bộ; các Vụ, Viện, Sở; Khối UBND; HĐND; ban Đảng; Các trường CĐ, ĐH….
- Có thể trở thành giảng viên ngành Quản trị văn phòng ở các trường CĐ-ĐH
3.3. Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp
- Quản lý điều hành một văn phòng hiện đại, quy mô
- Trở thành viên chức, công chức Nhà nước
- Học tiếp lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sỹ
3.4. Tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ GD và ĐT cho phép trường ĐHCN Hà Nội đào tạo ngành Quản trị văn phòng. Mặc dù chưa có SV tốt nghiệp ra trường nhưng qua khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực văn phòng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về pháp luật, được đào tạo chính qui của các công ty, tổ chức là rất lớn. Vì vậy, cơ hội việc làm của SV ra trường ngành này là rất cao.
3.5. Mức lương đạt được
Mức lương từ 3 triệu - 15 triệu đồng.
Thứ Sáu, 14:55 07/08/2015
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.