Mô tả chương trình đào tạo ngành QTKS năm 2020
Nội dung của bản mô tả CTĐT ngành QTKS năm 2020 với cấu trúc khoá học là 8 học kỳ (4 năm), thể hiện đầy đủ các thông tin về CTĐT bao gồm mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, vị trí việc làm, thông tin tuyển sinh, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất giảng dạy, chiến lược giảng dạy và học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá, nội dung chương trình, đối sánh chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn (QTKS) được thiết kế với mục tiêu đào tạo như sau:
Mục tiêu chung
- Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức và trách nhiệm; Có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng; Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp phù hợp với trình độ đào tạo theo chuẩn quốc gia và khu vực; Có năng lực nghiên cứu, sáng tạo và năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú; Thích nghi với môi trường làm việc; Có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển của khoa học – công nghệ và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
MT1: Có kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ thông tin, phương pháp nghiên cứu khoa học đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức cơ sở của ngành đào tạo và khả năng học tập ở trình độ cao hơn cũng như học tập suốt đời. Có hiểu biết về kinh tế và các vấn đề đương đại liên quan ngành du lịch để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.
MT2: Có kiến thức cơ bản trong ngành du lịch và những kiến thức chuyên sâu về tổ chức, quản trị các hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng như kiến thức hỗ trợ cho việc tư duy và ra quyết định trong môi trường du lịch.
MT3: Có các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng thiết yếu khác trong hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp khách sạn.
MT4: Có các kỹ năng liên cá nhân: giao tiếp, làm việc nhóm để làm việc trong môi trường liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia và hội nhập quốc tế.
a. Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cơ sở ngành quản trị khách sạn.
b. Phân tích được động cơ và tâm lý tiêu dùng của khách du lịch.
c. Thực hiện được các nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú: Lễ tân/Nghiệp vụ buồng /Nghiệp vụ Bar – Nhà hàng.
d. Xây dựng được qui trình, điều hành và phân tích kết quả các hoạt động theo vị trí việc làm tại các bộ phận của các cơ sở kinh doanh lưu trú.
e. Giám sát và quản lý được hoạt động bộ phận theo vị trí việc làm tại các bộ phận của của các cơ sở kinh doanh lưu trú.
f. Phân tích, đánh giá và bước đầu xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe, an toàn, khả năng sản xuất và phát triển bền vững.
g. Tiếp cận và làm quen để sử dụng được các kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ hiện đại cần thiết để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong các cơ sở kinh doanh lưu trú.
h. Thực hiện các trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp.
i. Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả.
j. Khả năng giao tiếp hiệu quả; trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.
k. Nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời.
l. Hiểu biết về các vấn đề đương đại.
m. Vận dụng tri thức và các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Bảng 1. Ma trận tích hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình
TT | Chuẩn đầu ra | Mục tiêu đào tạo | |||
MT 1 | MT 2 | MT 3 | MT 4 | ||
Áp dụng các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cơ sở ngành quản trị khách sạn; | x | ||||
Phân tích được động cơ và tâm lý tiêu dùng của khách du lịch; | x | ||||
Thực hiện được các nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú: Lễ tân/Nghiệp vụ buồng /Nghiệp vụ Bar – Nhà hàng; | x | ||||
Xây dựng được qui trình, điều hành và phân tích kết quả các hoạt động theo vị trí việc làm tại các bộ phận của các cơ sở kinh doanh lưu trú; | x | ||||
Giám sát và quản lý được hoạt động bộ phận theo vị trí việc làm tại các bộ phận của của các cơ sở kinh doanh lưu trú; | x | x | |||
Phân tích, đánh giá và bước đầu xây dựng được các chiến lược, chính sách phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe, an toàn, khả năng sản xuất và phát triển bền vững; | x | ||||
Tiếp cận và làm quen để sử dụng được các kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ hiện đại cần thiết để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong các cơ sở kinh doanh lưu trú; | x | x | |||
Thực hiện các trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp; | x | ||||
Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; | x | ||||
Khả năng giao tiếp hiệu quả; trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. | x | x | |||
Nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời; | x | ||||
Hiểu biết về các vấn đề đương đại; | x | ||||
Vận dụng tri thức và các phương pháp nghiên cứu khoa học. | x |
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn, người học có thể đảm nhận các vị trí công tác sau:
- Nhân viên kinh doanh, quan hệ khách hàng, nghiên cứu và phát triển thị trường, quan hệ công chúng (PR) trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống, tổ chức sự kiện ...;
- Trưởng nhóm, giám sát, hoặc quản lý các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar trong các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống;
- Chuyên viên, cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến du lịch và khách sạn: Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Tổng cục Du lịch,Vụ lữ hành, Vụ khách sạn, Sở du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch …;
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghiên cứu liên quan tới các lĩnh vực nhà hàng và khách sạn.
4. Thông tin tuyển sinh
- Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.
- Đối tượng tuyển sinh: Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Tổ hợp xét tuyển: Trường ĐHCN HN xét tuyển tuyển sinh theo các tổ hợp. Trong đó, ngành đào tạo QTKS xét tuyển theo các tổ hợp sau:
+ Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
+ Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
+ Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
Chi tiết mô tả chương trình đào tao ngành QTKS năm 2020 tải về tại đây: /media/29/uffile-upload-no-title29626.pdf
Thứ Năm, 11:48 20/08/2020
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.